Thành lập tỉnh Vĩnh Long Lịch_sử_hành_chính_Vĩnh_Long

Năm 1991: Nghị quyết ngày 26 tháng 12

  • Nghị quyết ngày 26 tháng 12 năm 1991 của Quốc hội, chia tỉnh Cửu Long thành tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long:

Tỉnh Vĩnh Long:

Tỉnh Trà Vinh:

Năm 1992: Quyết định ngày 13 tháng 02 năm 1992

huyện Long Hồ, huyện Mang Thít

  • Quyết định ngày 13 tháng 02 năm 1992 của Ban Tổ chức Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, huyện Long Hồ và tái lập huyện Mang Thít:

thị xã Vĩnh Long, huyện Long Hồ

  • Sáp nhập 6 xã: Đồng Phú, An Bình, Bình Hòa Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức của thị xã Vĩnh Long về huyện Long Hồ quản lý.
  • Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Vĩnh Long có 7 phường là phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 8, phường 9 và 2 xã Tân Ngãi, Tân Hòa.

huyện Long Hồ, huyện Mang Thít

  1. Tái lập huyện Mang Thít trên cơ sở tách 8 xã: An Phước, Chánh Hội, Tân Long Hội, Nhơn Phú, Mỹ An, Hòa Tịnh, Bình Phước, Long Mỹ thuộc huyện Long Hồ.
  2. Huyện Long Hồ có 11 đơn vị hành chính gồm thị trấn Long Hồ và 10 xã: An Đức, Lộc Hòa, Long Phước, Phú Quới, Đồng Phú, An Bình, Bình Hòa Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức.

Năm 1994: Nghị định 21-CP ngày 18 tháng 03

  • Nghị định 21-CP[6] ngày 18 tháng 03 năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập thị trấn Cái Nhum thuộc huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long:

huyện Mang Thít

  • Thành lập thị trấn Cái Nhum trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Chánh Hội.

Năm 1994: Nghị định 85-CP ngày 09 tháng 08

  • Nghị định 85-CP[7] ngày 09 tháng 08 năm 1994 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới thành lập xã thuộc các huyện Long Hồ, Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long:

thị xã Vĩnh Long

  • Thành lập xã Tân Hội trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tân Hòa.
  • Thành lập xã Trường An trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tân Ngãi.

huyện Bình Minh

  • Thành lập xã Đông Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Đông Thành.
  • Thành lập xã Đông Thạnh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Đông Thành.
  • Thành lập xã Thành Đông trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Thành Lợi.
  • Thành lập xã Thành Trung trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Thành Trung.
  • Thành lập xã Tân Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tân Qưới.
  • Thành lập xã Tân Thành trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tân Qưới.
  • Thành lập xã Tân An Thạnh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tân Lược.
  • Thành lập xã Tân Hưng trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tân Lược.

huyện Long Hồ

  • Chia xã An Đức thành 2 xã: Long An và Phú Đức.
  • Thành lập xã Hòa Ninh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã An Bình, Đồng Phú, Bình Hòa Phước.
  • Thành lập xã Hòa Phú trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Lộc Hòa.
  • Thành lập xã Thạnh Qưới trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của Phú Qưới.

huyện Mang Thít

  • Thành lập xã Tân An Hội trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Chánh Hội.
  • Thành lập xã Chánh An trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Chánh Hội.
  • Thành lập xã Tân Long trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Tân Long Hội.
  • Thành lập xã Mỹ Phước trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Mỹ An và An Phước.

huyện Tam Bình

  • Thành lập xã Phú Thịnh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Song Phú.
  • Thành lập xã Tân Phú trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Long Phú.
  • Thành lập xã Phú Lộc trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Tân Lộc và Song Phú.
  • Thành lập xã Hòa Lộc trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Hậu Lộc và Tường Lộc.
  • Thành lập xã Hòa Thạnh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Hòa Hiệp.

'huyện Trà Ôn

  • Thành lập xã Phú Thành trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Lục Sĩ Thành.
  • Thành lập xã Nhơn Bình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Hòa Bình.

huyện Vũng Liêm

  • Thành lập xã Nguyễn Việt Hùng trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Trung Thành.
  • Thành lập xã Lê Văn Hoàng trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Trung Thành.
  • Thành lập xã Lê Quang Phòng trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Trung Hiếu.
  • Thành lập xã Nguyễn Chí Trai trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Trung Ngãi.
  • Thành lập xã Hiếu Thuận trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Hiếu Phụng.
  • Thành lập xã Tân Qưới Trung trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của các xã Tân An Luông, Qưới An và Trung Chánh.

Năm 1995: Nghị định 30-CP ngày 13 tháng 05

huyện Vũng Liêm

  • Nghị định 30-CP[8] ngày 13 tháng 05 năm 1995 của Chính phủ về việc đổi tên một số xã thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long:
  1. Đổi tên xã Nguyễn Việt Hùng thành xã Trung Thành Tây.
  2. Đổi tên xã Lê Văn Hoàng thành xã Trung Thành Đông.
  3. Đổi tên xã Lê Quang Phòng thành xã Trung An.
  4. Đổi tên xã Nguyễn Chí Trai thành xã Trung Nghĩa.

Năm 2007: Nghị định 125/2005/NĐ-CP ngày 31 tháng 07

huyện Bình Minh, huyện Bình Tân

  • Nghị định 125/2007/NĐ-CP[9] ngày 31 tháng 07 năm 2007 của Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Minh để thành lập huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long:
  1. Thành lập huyện Bình Tân thuộc tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở điều chỉnh 15.288,63 ha diện tích tự nhiên và 93.758 nhân khẩu của huyện Bình Minh (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược, Tân An Thạnh).
  2. Huyện Bình Tân có 15.288,63 ha diện tích tự nhiên và 93.758 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược, Tân An Thạnh.
  3. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập huyện Bình Tân, huyện Bình Minh còn lại 9.152,62 ha diện tích tự nhiên và 86.409 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Đông Bình, Đông Thạnh, Mỹ Hoà, Đông Thành, Thuận An và thị trấn Cái Vồn.
  4. Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các huyện: Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm, Mang Thít, Long Hồ, Bình Minh, Bình Tân và thị xã Vĩnh Long.

Năm 2009: Nghị định 16/NĐ-CP ngày 10 tháng 04

thành phố Vĩnh Long

  • Nghị định 16/NĐ-CP[10] ngày 10 tháng 04 năm 2009 của Chính phủ thành lập thành phố Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long:
  1. Thành phố Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 4.800,8 ha và 147.039 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính, gồm: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 8, Phường 9, xã Trường An, xã Tân Ngãi, xã Tân Hòa, xã Tân Hội.
  2. Thành phố Vĩnh Long có địa giới hành chính: Đông và Nam giáp huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, Bắc giáp sông Tiền.
  3. Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các huyện: Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm, Mang Thít, Long Hồ, Bình Minh, Bình Tân và thành phố Vĩnh Long.

Năm 2012: Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 28 tháng 12

thị xã Bình Minh

  • Nghị quyết số 89/NQ-CP[11] ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về việc thành lập thị xã Bình Minh và điều chỉnh địa giới để thành lập các phường thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long:
  1. Thành lập thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long trên cơ sở toàn bộ 9.363,29 ha diện tích tự nhiên và 95.282 nhân khẩu của huyện Bình Minh.
  2. Thị xã Bình Minh có 9.363,29 ha diện tích tự nhiên và 95.282 nhân khẩu.
  3. Địa giới hành chính thị xã Bình Minh: Đông giáp huyện Tam Bình; Tây giáp huyện Bình Tân và thành phố Cần Thơ; Nam giáp huyện Trà Ôn và thành phố Cần Thơ; Bắc giáp huyện Bình Tân.
  4. Thành lập phường Cái Vồn thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 175,53 ha diện tích tự nhiên, 14.523 nhân khẩu của thị trấn Cái Vồn và 43,62 ha diện tích tự nhiên, 3.852 nhân khẩu của xã Thuận An.
  5. Thành lập phường Thành Phước thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở 359,93 ha diện tích tự nhiên và 13.703 nhân khẩu còn lại của thị trấn Cái Vồn.
  6. Thành lập phường Đông Thuận thuộc thị xã Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh 394,16 ha diện tích tự nhiên và 8.729 nhân khẩu của xã Đông Bình.
  • Sau khi thành lập thị xã Bình Minh và điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập 03 phường thuộc thị xã Bình Minh:
  1. Thị xã Bình Minh có 9.363,29 ha diện tích tự nhiên và 95.282 nhân khẩu; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 03 phường: Cái Vồn, Thành Phước, Đông Thuận và 05 xã: Thuận An, Đông Thạnh, Đông Bình, Mỹ Hòa, Đông Thành.
  2. Xã Thuận An còn lại 2.004,07 ha diện tích tự nhiên và 16.368 nhân khẩu.
  3. Xã Đông Bình còn lại 1.009,85 ha diện tích tự nhiên và 7.508 nhân khẩu.
  4. Tỉnh Vĩnh Long có 150.490 ha diện tích tự nhiên và 1.028.550 nhân khẩu; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và 06 huyện: Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn và Bình Tân.

Năm 2020: Nghị quyết số 868/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 01

  • Nghị quyết số 868/NQ-UBTVQH14[12] ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập các phường Trường An, Tân Ngãi, Tân Hòa, Tân Hội thuộc thành phố Vĩnh Long và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh tỉnh Vĩnh Long:

thành phố Vĩnh Long

  1. Thành lập phường Trường An thuộc thành phố Vĩnh Long trên cơ sở toàn bộ 565,77 ha diện tích tự nhiên và 7.530 nhân khẩu của xã Trường An.
  2. Thành lập phường Tân Ngãi thuộc thành phố Vĩnh Long trên cơ sở toàn bộ 899,67 ha diện tích tự nhiên và 9.453 nhân khẩu của xã Tân Ngãi.
  3. Thành lập phường Tân Hoà thuộc thành phố Vĩnh Long trên cơ sở toàn bộ 742,45 ha diện tích tự nhiên và 8.610 nhân khẩu của xã Tân Hòa.
  4. Thành lập phường Tân Hội thuộc thành phố Vĩnh Long trên cơ sở toàn bộ 520,04 ha diện tích tự nhiên và 8.467 nhân khẩu của xã Tân Hội.
  5. Sau khi thành lập 4 phường thuộc thành phố Vĩnh Long: Thành phố Vĩnh Long có 4.782 ha diện tích tự nhiên và 135.400 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 8, phường 9, phường Trường An, phường Tân Ngãi, phường Tân Hoà và phường Tân Hội.

huyện Bình Tân

  1. Giải thể xã Thành Đông thuộc huyện Bình Tân, địa bàn nhập vào các xã Tân Quới, Thành Lợi, Tân Thành.
  2. Điều chỉnh một phần diện tích và dân số giữa các xã Tân Quới, Thành Lợi, Tân Thành, Tân Bình
  3. Thành lập thị trấn Tân Quới thuộc huyện Bình Tân trên cơ sở toàn bộ 909 ha diện tích tự nhiên và 10.224 nhân khẩu của thị trấn Tân Quới.
  4. Sau khi thành lập thị trấn Tân Quới và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bình Tân: Huyện Bình Tân có 15.288,63 ha diện tích tự nhiên và 95.709 nhân khẩu; có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Lợi, Thành Trung, Tân Bình, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược, Tân An Thạnh và thị trấn Tân Quới.

huyện Mang Thít

  1. Sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Chánh Hội thuộc huyện Mang Thít vào thị trấn Cái Nhum.
  2. Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Mang Thít: Huyện Mang Thít có 16.000 ha diện tích tự nhiên và 99.201 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: An Phước, Tân Long Hội, Nhơn Phú, Mỹ An, Hoà Tịnh, Bình Phước, Long Mỹ, Tân An Hội, Tân Long, Mỹ Phước, Chánh An và thị trấn Cái Nhum.